VideoBuonCuoi Giải trí
  • Video
  • Giải trí
  • Thể thao
快捷导航

Thời sự

Thế giới Sức khỏe Thời sự Video Podcasts

Thế giới

Thế giới Video Giải trí Thời sự Podcasts

Giải trí

Kinh doanh Video Góc nhìn Sức khỏe Thể thao

Sức khỏe

Góc nhìn Giải trí Kinh doanh Thế giới Video

Kinh doanh

Giải trí Podcasts Thể thao Video Sức khỏe

Thể thao

Giải trí Thời sự Podcasts Sức khỏe Thể thao

Góc nhìn

Podcasts Giải trí Sức khỏe Góc nhìn Thế giới

Video

Sức khỏe Kinh doanh Góc nhìn Video Thể thao
    Đặt làm trang chủ Thêm vào yêu thích
  • Trang chủ
  • Video
  • Thế giới
  • Giải trí
  • Thời sự
  • Sức khỏe
  • Podcasts
  • Vị trí hiện tại:Trang chủ > Thể thao > test2_Vật dụng nhà bếp này có thể chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bệ bồn cầu_Khóa học kỹ năng mềm

    test2_Vật dụng nhà bếp này có thể chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bệ bồn cầu_Khóa học kỹ năng mềm

    Thời gian đăng:2025-05-20 14:30:17 Nguồn:VideoBuonCuoi Tác giả:Góc nhìn

    Thông tin về vật dụng nhiều vi khuẩn nhất trong bếp có thể khiến bạn ngạc nhiên,ậtdụngnhàbếpnàycóthểchứanhiềuvikhuẩnhơncảbệbồncầKhóa học kỹ năng mềm vì đó là thứ rất cần sự sạch sẽ, liên quan đến vấn đề ăn uống.

    Ai cũng biết nhà bếp là không gian lý tưởng của vi khuẩn vì đây là nơi chúng ta xử lý thực phẩm, chất đống bát đĩa bẩn trong bồn rửa, liên tục lau sạch các vết đổ, vụn thức ăn.... Tuy nhiên, có thể bạn ngạc nhiên khi biết vật dụng nào nhiều vi khuẩn nhất trong bếp, vì đó là thứ bạn dùng để giữ bếp sạch sẽ.

    Darin Detwile, chuyên gia an toàn thực phẩm và là giáo sư tại Đại học Northeastern (Mỹ), cho biết: "Một miếng bọt biển bẩn thực sự có thể chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bệ bồn cầu, mỗi lần sử dụng sẽ phát tán vi khuẩn thay vì loại bỏ chúng, biến nỗ lực vệ sinh của bạn thành hành động vô tình gây ô nhiễm".

    Ông nói thêm rằng, vì chúng luôn ẩm và chứa đầy các hạt thức ăn nên đây là điều kiện lý tưởng" để vi khuẩn phát triển. Các chuyên gia khác cũng chia sẻ về những rủi ro khi sử dụng miếng bọt biển bẩn, cách vệ sinh đúng cách và thời điểm cần thay thế, cùng một số vật dụng nhà bếp bất ngờ khác có thể chứa vi khuẩn.

    Vật dụng nhà bếp này có thể chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bệ bồn cầu. (Ảnh: The Spruce)

    Vật dụng nhà bếp này có thể chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bệ bồn cầu. (Ảnh: The Spruce)

    Vì sao bọt biển lại chứa nhiều vi khuẩn đến vậy?

    Becky Rapinchuk, chuyên gia vệ sinh và là người sáng lập Clean Mama, cho biết: "Miếng bọt biển thường được sử dụng, hầu như lúc nào cũng ướt và không được vệ sinh đúng cách".

    "Ngoài ra, vì bọt biển có nhiều lỗ xốp nên chúng có diện tích bề mặt đáng kinh ngạc. Vi khuẩn có thể bao phủ toàn bộ bề mặt và thậm chí phát triển theo chiều ba chiều”, Jason Tetro, nhà vi sinh vật học và là tác giả của The Germ Code giải thích.

    Ông cho biết, trong một số trường hợp, số lượng vi khuẩn có thể tăng gấp đôi chỉ trong vòng 30 đến 60 phút. Trong nghiên cứu này, hàng chục tỷ vi khuẩn đã được tìm thấy cho mỗi cm khối

    Charles Gerba, một nhà vi sinh vật học và giáo sư tại Đại học Arizona (Mỹ) cho biết thêm rằng, vi khuẩn phân cũng thường được tìm thấy trong miếng bọt biển nhà bếp bẩn. Ví dụ, vi khuẩn phân có thể truyền sang miếng bọt biển khi bạn lau bề mặt nơi đặt thịt sống hoặc xử lý thịt sống rồi chạm vào miếng bọt biển.

    Chuyên gia Tetro cho biết, vi khuẩn trong phân có thể bám vào miếng bọt biển nhà bếp nếu bạn không rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, rửa tay đúng cách bao gồm làm ướt tay bằng nước, xoa xà phòng, chà tay trong ít nhất 20 giây, rửa sạch và lau khô.

    Miếng bọt biển chứa nhiều vi khuẩn. (Ảnh: Getty Image)

    Miếng bọt biển chứa nhiều vi khuẩn. (Ảnh: Getty Image)

    Điều gì xảy ra nếu bạn sử dụng miếng bọt biển bẩn?

    Chuyên gia Tetro cho biết, trong khi nhiều loại vi khuẩn trong môi trường của chúng ta là vô hại, nhưng cũng có nhiều loại vi khuẩn gây hại hơn, đặc biệt là từ nước thịt sống. Nếu bạn tiếp xúc với một số lượng đủ lớn các tác nhân gây bệnh này, bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh.

    Chuyên gia Detwiler liệt kê salmonella, E.coli, campylobacter và listeria là một số loại vi khuẩn có khả năng sống trong bọt biển. Những vi khuẩn này có thể gây ra tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng, mất nước và thậm chí là các biến chứng đe dọa tính mạng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu.

    Nguy cơ khác của miếng bọt biển là chúng không chỉ chứa vi khuẩn mà còn có thể phát tán vi khuẩn khắp bếp. Chuyên gia cho biết: “Mỗi lần lau mặt bàn bếp hoặc rửa bát đĩa, bạn có nguy cơ truyền hàng triệu vi khuẩn có hại vào tay, dụng cụ nấu ăn và thực phẩm”.

    Bạn nên vệ sinh và thay miếng bọt biển bao lâu một lần?

    Các chuyên gia gợi ý một số phương pháp khác nhau, nhưng tất cả đều đồng ý rằng, điều quan trọng là phải thường xuyên vệ sinh, khử trùng và thay thế miếng bọt biển nhà bếp. “Tôi khuyên bạn nên để nó vào ngăn trên cùng của máy rửa chén vào mỗi tối. Vắt khô vào buổi sáng và để khô tự nhiên", chuyên gia Rapinchuk nói.

    Kristin DiNicolantonio, giám đốc cấp cao tại Viện Vệ sinh Hoa Kỳ gợi ý, một lựa chọn khác là pha dung dịch gồm 1 lít nước và 3 thìa thuốc tẩy clo, sau đó ngâm miếng bọt biển trong 5 phút. Rửa sạch miếng bọt biển bằng nước và để khô tự nhiên, đừng quên rửa tay sau đó.

    Về tần suất thay miếng bọt biển nhà bếp, DiNicolantonio khuyên bạn nên thay 2-3 tuần một lần tùy thuộc vào tần suất sử dụng hoặc khi thấy có mùi hôi hoặc hư hỏng. Chuyên gia Detwiler cho biết thêm, một giải pháp thay thế an toàn hơn là sử dụng bàn chải rửa bát, nó có thể cho vào máy rửa chén. Một nghiên cứu cho thấy bàn chải rửa bát có lượng vi khuẩn thấp hơn miếng bọt biển nhà bếp.

    Nên thay thế miếng bọt biển định kỳ để ngăn chặn vi khuẩn. (Ảnh: The Spruce)

    Nên thay thế miếng bọt biển định kỳ để ngăn chặn vi khuẩn. (Ảnh: The Spruce)

    Những vật dụng nhà bếp chứa nhiều vi khuẩn

    Ngoài miếng bọt biển nhà bếp chứa nhiều vi khuẩn nhất thì một số vật dụng khác trong bếp cũng chứa nhiều vi khuẩn nhưng không thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ.

    Tủ lạnh

    “Nếu có một vết đổ nhỏ ở đâu đó trong tủ lạnh, vi khuẩn sẽ bắt đầu phát triển và lây lan sang các vật dụng khác. Tôi khuyên bạn nên lau sạch vết đổ ngay khi chúng xảy ra và sau đó lau sạch tất cả các bề mặt có thể", Kadi Dulude, chủ sở hữu của Wizard of Homes NYC cho biết.

    Kali khuyên nên sử dụng hỗn hợp giấm và nước để vệ sinh tủ lạnh vì nó cũng giúp khử mùi. Cuối cùng, sử dụng miếng lót tủ lạnh (loại chống trượt và có thể giặt được) có thể giúp giữ cho kệ và ngăn kéo sạch sẽ dễ dàng hơn.

    Thớt và mặt bàn bếp

    “Thớt tiếp xúc với thịt sống và khi nước thịt đọng lại trên bề mặt, chúng sẽ bắt đầu phát triển vi khuẩn. Chính vì vậy bạn không nên để trong bồn rửa, bạn nên rửa và chà kỹ thớt ngay sau khi sử dụng”, chuyên gia Dulude nói.

    Bà gợi ý nên sử dụng thớt gỗ tự nhiên thay vì thớt nhựa vì gỗ đã được chứng minh là có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Bà cũng nói thêm rằng hãy đảm bảo sử dụng thớt riêng cho rau và thịt.

    Mặt bàn bếp cũng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn tương tự sau khi thịt và rau sống đã để trên đó. Chuyên gia Tetro khuyên bạn nên sử dụng nước xà phòng để vệ sinh sau mỗi lần sử dụng và nếu thịt sống đã để trên bề mặt, hãy sử dụng chất khử trùng an toàn cho bề mặt tiếp xúc với thực phẩm.

    Nên sử dụng thớt gỗ tự nhiên thay vì thớt nhựa. (Ảnh: The Spruce)

    Nên sử dụng thớt gỗ tự nhiên thay vì thớt nhựa. (Ảnh: The Spruce)

    Bồn rửa nhà bếp

    Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, bồn rửa được sử dụng cho nhiều mục đích, từ rửa xoong, chảo đến tráng rửa sản phẩm và có thể chứa rất nhiều vi khuẩn ở đó.

    Chuyên gia Gerba giải thích rằng: “Ngoài ra, mọi người thường mở các sản phẩm thịt đã bọc trên bồn rửa để tránh nước từ sản phẩm chảy xuống mặt bàn bếp, điều này có thể dẫn đến nhiều vi khuẩn hơn".

    Ông cho biết tốt nhất là khử trùng bồn rửa bằng khăn lau thuốc tẩy hoặc chất khử trùng nhà bếp, đặc biệt là sau khi chế biến các sản phẩm thịt sống. Ngoài ra, Tổ chức Y tế và An toàn Công cộng Mỹ khuyến nghị khử trùng bồn rửa 1-2 lần một tuần, khử tùng cống thoát nước 1 lần một tháng bằng cách đổ dung dịch gồm 1 thìa canh thuốc tẩy gia dụng và 1 lít nước xuống cống.

    • Bài trước:Vì sao xào thịt bò để lửa nhỏ dễ bị dai?
    • Bài sau:Mẹo làm mướp đắng hết đắng tới 70% không phải ai cũng biết

      Bài viết liên quan

    • Gói tiếp thị kỹ thuật số dịch vụ
    • video hậu trường hấp dẫn
    • Khóa học kỹ năng marketing
    • Ma Trận Hotspot Việt Nam
    • Học biên tập video trực tuyến
    • Đối tác Hotspot Matrix
    • Tuyển dụng Ma trận điểm truy cập
    • Video ngắn TikTok
    • Tìm người xây dựng video tự do
    • Đào tạo kỹ năng thuyết trình

        Bài viết đề xuất

      • Vì sao ngón tay nhăn nheo khi ngâm nước?
      • Vị giáo sư nào có 6 người con là GS, PGS và 3 con rể làm tướng lĩnh quân đội?
      • CĐV có vé không được vào sân, CLB Công an Hà Nội xin lỗi, hoàn tiền
      • 90% người nhầm lẫn: 'Trơ chọi' hay 'trơ trọi'?
      • Cụ bà 103 tuổi khiến TikTok 'bùng nổ' sau khi chia sẻ clip trang điểm
      • Học phí các trường Y Dược tăng cao trong năm 2025
      • TP.HCM công bố số thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 thi lớp 10
      • Vì sao thang máy có gương, nhà sản xuất nêu 3 lý do khiến nhiều người bất ngờ
      • Chủ nhà cướp trắng mồ hôi nước mắt khi đòi mặt bằng, bán món tôi xây thương hiệu
      • 13 thứ trong nhà có thể gây mụn trứng cá mà ít ai ngờ tới

        Bài viết nổi bật

      • Vì sao xào thịt bò để lửa nhỏ dễ bị dai?
      • Tỷ lệ 'chọi' lớp 10 trường ngoại thành Hà Nội nhảy vọt, phụ huynh ngã ngửa
      • Top 10 trường THPT dễ trúng tuyển lớp 10 nhất TP.HCM năm 2025
      • Nam sinh hướng nội, giỏi khối A nên chọn ngành học nào để lương cao?
      • ChatGPT bịa chuyện vu oan cho McDonald's giúp chàng trai ăn miễn phí 9 tháng
      • ChatGPT bịa chuyện vu oan cho McDonald's giúp chàng trai ăn miễn phí 9 tháng
      • Mặt sưng vù sau khi lau bằng khăn giấy ở nhà hàng
      • Người cũ Man Utd khiến Man City trắng tay
      • 9 lý do nên sử dụng giấm trắng khi giặt quần áo
      • Top 10 trường THPT dễ trúng tuyển lớp 10 nhất TP.HCM năm 2025

      © 2025 VideoBuonCuoi   网站地图